Răng nhổ bị gãy và sót gốc phải xử trí như thế nào?

Lúc nhổ nếu chân răng bị gãy có bắt buộc phải lấy phần còn lại của chân răng ra không?

  • Răng phải được nhổ tận gốc, những trường hợp bị gãy, bằng mọi cách BS phải lấy ra hết chân răng và không để sót gốc. Thông thường nếu vượt quá khả năng BS sẽ chuyển cho tuyến trên có BS chuyên khoa về nhổ răng và tiểu phẫu thuật để nhổ tiếp.
  • BS phải thông báo cho bệnh nhân biết là răng bị sót gốc chưa lấy ra được và tìm cách giải quyết. Phim chụp X quang sẽ cho thấy hình ảnh của gốc răng bị sót trong xương hàm.

Tâm lý bệnh nhân thường hay bị ám ảnh là răng chưa được nhổ hết.

  • Nhiệm vụ của BS là phải giải thích khi bệnh nhân có thắc mắc về răng nhổ: Sau khi nhổ răng bệnh nhân có khi thấy đau và cho là còn sót chân, bệnh nhân thường lấy ngón tay sờ vào chỗ vết thương thấy có cạnh bén của xương ổ răng và xương hàm mà bệnh nhân cứ tưởng là còn sót gốc.

Trước hết bệnh nhân phải tin tưởng nơi BS vì đã nhổ tốt thì không thể sót gốc răng được, sau nhổ răng thông thường bệnh nhân rất ít bị đau, tuy nhiên có những trường hợp đau kéo dài không phải là sót gốc răng mà chỉ là phản ứng của xương ổ răng nơi có vết thương đã nhổ, tùy theo người có khi đau nhiều có khi đau ít chứ không phải còn sót gốc răng mới bị đau.

Sau cùng chụp film X quang sẽ xác nhận là răng có sót gốc hay không .