Tâm lý bệnh nhân khi đi nhổ răng
Bệnh nhân về tâm lý có 2 ý nghĩ khác nhau:
- Có người đau răng quá chỉ muốn nhổ răng ngay cho hết đau mà không nghĩ đến hậu quả để lại do mất răng là rất tai hại
- Cũng có bệnh nhân vì lý do kinh tế: chữa răng tốn kém hơn nhổ răng nên bệnh nhân cứ nằng nặc đòi được nhổ mặc dù răng có thể chữa trị giữ lại để ăn. Những bệnh nhân nầy thường là nghèo không đủ tiền chữa trị trám răng hay làm mão răng tốn kém nhiều.
- Có bệnh nhân vì không có thời gian để chữa răng nên muốn nhổ để không phải đi nhiều lần. Nhưng họ không biết là nhổ một cái răng sẽ để lại hậu quả trầm trọng hơn
- Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân có tiền, muốn được chữa và giữ cho răng không bị mất bất cứ giá nào, nhưng vì răng đó không thể chữa được:Do bị nhiễm trùng quá nặng, do bị bể nhiều không thể trám phục hồi được. BS chẫn đoán và cân nhắc nên mới quyết định phải nhổ răng, lúc đó phải giải thích cho bệnh nhân hiểu, vì có cố gắng chữa trị răng đó cũng không giữ được lâu, tốt hơn là nên nhổ.
- - Cũng có trường hợp bệnh nhân nghèo ở vùng xa đến một trạm y tế xã không có phương tiện để chữa răng, do đó chỉ có nhổ răng là nhanh nhất và giải quyết được cái đau. Không có phương tiện để điều trị thì BS cũng bó tay đành phải nhổ đi những cái răng mà đáng lý ra phải giữ lại. Trường hợp nầy rất thường gặp trong lúc đi nhổ răng miễn phí lưu động và trong công tác từ thiện ở vùng sâu vùng xa.
- Bệnh nhân với tâm lý chung là rất sợ đau, ngoài chuyện sợ bị đau trong khi nhổ ra, bệnh nhân còn sợ hãi những chuyện linh tinh khác: Nhổ răng trên sẽ làm đụng dây thần kinh mặt, sẽ bị méo mặt, mờ mắt vì sợ ảnh hưởng đến mắt. Đó là những bệnh nhân chưa bao giờ gặp BS, chưa bao giờ đi khám răng mà chỉ nghe đồn nhảm của những người thiếu kiến thức về y tế và sức khoẻ. BS chỉ cần một lời khuyên, một lời giải thích là đánh tan được mọi suy nghĩ sai lệch của bệnh nhân.
Bs.Trần Ngọc Đỉnh