Nước sạch và vệ sinh môi trường
Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Con người, động, thực vật sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán.
Nhìn chung, cách sử dụng nước hiện nay trên thế giới còn lãng phí rất lớn. Nước bị xem như không có giá trị đáng kể và là nguồn vô tận.
Thế giới:
Hằng năm trên thế giới có 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. Đến năm 2020 khoảng 40% nhân loại sẽ sống ở vùng thiếu nước.
Khoảng 1,4 tỉ người trên thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi, không được tiếp cận nước sạch, 3 triệu trẻ em chết mỗi năm do thiếu nước sạch (Hội nghị Tuần lễ quốc tế về nước ở Stockholm, Thụy Điển 22-26/8/2005).
Việt Nam:
Ở nước ta, 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m3) là từ lãnh thổ các quốc gia khác ở thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3/năm, chiếm 37,5% còn lại. Vậy lượng nước không thật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô, khi các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước. Trữ lượng nước ngầm nước ta cũng ở mức trung bình so với các nước trên thế giới.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, tỉ lệ nhân dân được cấp nước sạch mới đạt từ 60-70%, còn ở nông thôn tỉ lệ nhân dân được dùng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 30-40%.
Tiêu chuẩn về số lượng nước và chất lượng nước
� Số lượng:
Các nước phát triển bình quân một ngày, mỗi người dùng từ 100-150 lít nước sạch cho sinh hoạt. Các nước chậm phát triển là 40-60 lít. Trong số này chỉ có từ 3-4 lít dùng cho ăn uống, số còn lại dùng cho nhu cầu vệ sinh cá nhân.
Ở Việt Nam hiện nay qui định tiêu chuẩn:
Æ Cấp nước cho thành phố 100 lít/người/24 giờ
Æ Cấp nước cho thị trấn 40 lít/người/24 giờ
Æ Cấp nước cho nông thôn 20 lít/người/24 giờ.
� Chất lượng:
Đánh giá chất lượng nước ăn uống theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quyết định của Bộ Y tế số 1329/2002/BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002.
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt cá nhân và gia đình không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (QĐ số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005).
Ô nhiễm môi trường nước:
Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại...
Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân.
Các yếu tố gây ô nhiễm:
Æ Các quá trình đốt cháy
Æ Khói lửa do bom đạn gây ra làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
Æ Chất độc hóa học
Æ Sự đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp
Æ Chất thải công nghiệp
Æ Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện....
Do nhiễm độc hóa chất gây ra: như kim loại nặng, các chất phóng xạ, các chất gây ung thư như:
Chì (Pb): Nước có các khí CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hòa tan chì ở ống dẫn nước, dụng cụ đựng nước... lượng chì trong nước vượt quá 0,1 mg/lít sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Đồng (Cu): Nước thải công nghiệp là nguyên nhân làm cho nước có kim loại đồng - Lượng Cu vượt quá 1mg/lít sẽ gây ngộ độc cho con người.
Thạch tín (As): Nước thải của công nghiệp thuộc da, xưởng nhuộm...mang As vào nước sông. Tỉ lệ quy định không được vượt quá 0,05mg/lít.
Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước ở các nước đang phát triển, khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt... do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, uống, vệ sinh cá nhân.
Các giải pháp về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nước ta
1. Nước sạch:
- Đến năm 2010 bảo đảm 85% dân cư nông thôn sẽ được sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lít/người/ngày. 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
Giữ sạch:
- ý thức cộng đồng nhằm giữ sạch nguồn nước như không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi, và sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.
Tiết kiệm nước sạch:
- giảm lãng phí nước như nước dội vào nhà cầu, chống thất thoát nước từ đường ống, bể chứa, dùng lại nước bể bơi, nước tắm rửa vào những việc thích hợp như cọ nhà, rửa sân, tưới cây...
2. Phân người:
- vận động xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước, chìm khô)
3. Phân súc vật:
- cần gom lại hố ủ, chuồng cách xa nhà, cuối gió, có nền không thấm nước.
4. Rác:
- cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy nhất là rác hữu cơ, ở gia đình, tập thể cũng như nơi công cộng.
5. Nước thải:
- Cần có hệ thống thải nước mưa và nước do người thải ra như cống ngầm kín hoặc hở rồi đổ ra đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng.
Giải pháp quản lý
Æ Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm
Æ Cần có điều luật bắt buộc các cơ sở công nghiệp phải xử lý nước thải của mình trước khi đổ ra môi trường
Æ Tại các đô thị lớn, cần phải tổ chức dịch vụ cung cấp các loại rau củ, thực phẩm đã được làm sạch
Æ Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng
Æ Tạo kinh phí và các nguồn lực khác để có điều kiện thực hiện, đặc biệt tại các đô thị, các khu vực công cộng
Æ Ứng dụng công nghệ mới vào xử lý ô nhiễm nước, chất thải
Æ Có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên sâu và trang bị phương tiện.
Kết luận:
- Giải quyết tốt nước sạch và VSMT sẽ kiểm soát được 80% bệnh tật ở nước ta (những bệnh có thể ngừa được). Cung cấp nước sạch đầy đủ và sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Quốc gia sẽ không thể phát triển bền vững nếu không tiếp tục bảo vệ môi trường sống, không đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường.
Trung tâm Y tế Dự phòng - Khoa Vệ sinh môi trường