THÔNG TIN KHOA HỌC
Da trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương, mụn, trái rạ, phỏng, giải phẫu... sẽ hình thành sẹo. Một khi sẹo đã hình thành thì rất khó để xoá bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể can thiệp bằng các công nghệ thẩm mỹ hiện đại để ít ảnh ảnh hưởng nhất đến thẩm mỹ cơ thể, nhất là thẩm mỹ vùng mặt.
1.Có mấy loại sẹo?
- Sẹo lồi: là các loại sẹo phình to, đỏ hình thành từ những tổn thương sâu do trầy xước hay phẫu thuật.... Đối với 1 số cơ địa, các vết sẹo lồi thường có dấu hiệu ngứa, đau nhức khi chuyển trời và phát triển, lan rộng theo thời gian.
- Sẹo căng: là kết quả của quá trình kéo giãn liên kết da và thường xuất hiện vài tuần sau phẫu thuật. Những vết rạn da sau khi sinh nở cũng là một dạng của sẹo căng.
- Sẹo rỗ: là hậu quả của bệnh mụn trứng cá hay đậu mùa. Chúng thường có dạng tròn, nhỏ và lõm.
- Sẹo thâm: Bất kỳ sẹo nào cũng có thể bị thâm, do phản ứng thông thường của da, bề mặt da bị thương tổn, phản ứng tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời. Loại sẹo này sẽ mờ dần theo thời gian.
2. Phương pháp điều trị truyền thống không hiệu quả:
Cà da:
- Phương pháp này sử dụng một công cụ đặc biệt bằng thép, với đầu có chất nhám, được xoay tròn liên tục để cà láng da và thường được thực hiện trong tình trạng bệnh nhân được gây mê toàn diện. Cảm giác rất đau, da chảy máu, bệnh nhân phải băng bó mặt và giữ vệ sinh tuyệt đối để tránh tình trạng nhiễm trùng da. Khách hàng cần "cà da" nhiều lấn để loại bỏ những phần da sẹo không mong muốn.
Phẫu thuật, cắt ghép da :
- Bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành lấy da ở những vùng lành lặn và cấy vào những vùng bị sẹo. Vá da và loại bỏ sẹo, thu nhỏ các "ổ gà" bằng những mũi khâu. Thường được áp dụng cho sẹo căng hay sẹo trứng cá, đậu mùa. Phương pháp này chỉ cần làm 1 lần, tuy nhiên một số trường hợp cần phải phẫu thuật đến lần thứ 2, thứ 3 mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Một số rủi ro có thể xảy ra trong khi phẫu thuật là nhiễm trùng, da bị biến chứng,hình thành những vết sẹo to và mất thẩm mỹ hơn so với tình trạng ban đầu.
Điều trị bằng laser:
- Phương pháp này sử dụng ánh sáng đơn sắc với nguồn năng lượng rất cao để xóa sẹo. Việc thực hiện xóa sẹo bằng tia lazer cần phải cực kỳ chính xác để tránh những tổn thương. Tình trạng da rát, ửng đỏ là hiện tượng thường gặp trong khi điều trị. Bệnh nhân cần mất trung bình khoảng 1 năm để liên kết collagen và elastin phục hồi, vì vậy không nên quá kỳ vọng vào việc nhìn thấy kết quả ngay sau khi điều trị.