Lợi và hại của nước uống có ga (soda) hay sủi bọt (pop)?

nuoc-uong-co-gasỞ vùng Trung Đông và hầu hết các vùng ở Canada, người ta gọi là “pop”. Ở vùng Đông Bắc người ta gọi là "soda". Ở miền Nam, người ta gọi thức uống này theo tên của nhãn hiệu nổi tiếng nhất.

Người dân ở Bắc Mỹ dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ loại thức uống không cồn có chứa đường và carbonate. Nhưng dù người ta gọi chúng bằng tên gì đi nữa thì chúng đều là loại thức uống gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

Thức uống giải khát được coi như là một loại thực phẩm gây sâu răng đáng kể, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Các acid và đường sinh acid trong thức uống giải khát làm yếu men răng, góp phần hình thành lỗ sâu răng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, men răng yếu cùng với việc chải răng không đúng cách, nghiến răng bất thường hay những yếu tố khác có thể dẫn tới mất răng.

 

Những thức uống không đường, chiếm 14% lượng thức uống giải khát được tiêu thụ, thì ít gây hại1. Tuy nhiên, chúng có tính acid và vẫn có nguy cơ gây ra các vấn đề răng miệng.


Chúng ta càng ngày càng uống nhiều hơn

  • Việc dùng thức uống giải khát ở Mỹ đã và đang tăng lên đáng kể trong cả cộng đồng, đặc biệt là trong trẻ em và thiếu niên. Vấn đề này nghiêm trọng tới mức các tổ chức sức khỏe như Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về mối nguy này.

Có bao nhiêu trẻ em trong tuổi đi học uống thức uống giải khát này? Ước tính có khoảng 1/2 cho đến hơn 4/5 trẻ em uống thức uống giải khát ít nhất 1 lần trong ngày. Có ít nhất 1/5 trẻ em uống ít nhất 4 lần trong ngày2.

Một số thiếu niên uống nhiều đến mức 12 lần một ngày3.

Trẻ em và thanh niên không phải là đối tượng duy nhất có nguy cơ. Việc dùng thức uống giải khát lâu ngày có ảnh hưởng dần dần lên men răng. Vì thế tuổi thọ con người cao hơn, người ta càng có nguy cơ phải đối mặt vấn đề này.


Bạn phải làm gì ?

Trẻ em, thanh niên và người lớn đều có lợi khi giảm tiêu thụ nước uống giải khát, cùng với áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng. Sau đây là những bước mà bạn có thể thực hiện:

Thay bằng một loại nước uống khác: Hãy dự trữ trong tủ lạnh những thứ nước uống ít đường và aicd như nước, sữa và nước ép trái cây nguyên chất 100%. Hãy uống những loại nước này và khuyến khích con em bạn cũng làm như vậy.
Súc miệng với nước: Sau khi uống thức uống giải khát, hãy tráng miệng bằng nước để loại bỏ bớt các acid trong nước uống giải khát để chúng không có cơ hội tiếp xúc lâu dài với bề mặt men răng.
Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có fluor: Fluor làm giảm sâu răng và làm chắc men răng, vì vậy hãy chải răng với kem đánh răng có fluor như Colgate® Total®. Súc miệng với nước súc miệng có fluor cũng giúp giảm sâu răng. Nha sĩ có thể khuyên bạn dùng một loại nước súc miệng không cần kê đơn hay là một loại thuốc súc miệng kê đơn tùy theo tình trạng răng miệng của bạn. Nha sĩ cũng có thể chỉ định loại kem đánh răng có hàm luượng fluor cao hơn.
Dùng liệu pháp điều trị fluor: kỹ thuật viên nha khoa có thể dùng fluor cho răng của bạn dưới dạng bọt, gel, hay nước súc miệng.


Những thức uống giải khát có tác động mạnh đến răng. Bằng cách giảm uống nước giải khát, tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt cùng sự chăm sóc của các chuyên gia về nha, bạn có thể chống lại các ảnh hưởng xấu và có được sức khỏe răng miệng tốt.

Tham khảo:

1Harnack L, Stang J, Story M. Soft drink consumption among US children and adolescents: Nutritional consequences. Journal of the American Dietetic Association 1999;99:436-444.

2Gleason P, Suitor C. Childrens diets in the mid 1990s: Dietary intake and its relationship with school meal participation. Alexandria, VA: US Department of Agriculture, Food and Nutrition Service, Office of Analysis, Nutrition and Evaluation;2001. 3Brimacombe C. The effect of extensive consumption of soda pop on the permanent dentition: A case report. Northwest Dentistry 2001;80:23-25.