Những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ

 

bu-binh-rang-miengHầu hết mọi người cho rằng sự lệch lạc của răng và hàm mặt hòan tòan là do di truyền. Thật ra, nhiều thói quen xấu của trẻ cũng là nguyên nhân góp phần gây rối lọan sự phát triển xương hàm và sai khớp cắn. Các mô mềm đặc biệt là “ hệ thống môi má lưỡi” có mối liên hệ mật thiết với vị trí của răng. Tương quan của áp lực môi và áp lực lưỡi sẽ định vị vị trí của răng ở “ vùng hàng lang miệng”. Sự phát triển của khuôn mặt cũng được định vị qua chức năng của mô mềm.

Nhiều thói quen là do bản năng hay phản xạ của trẻ con, bên cạnh đó có những thói quen  là do ảnh hưởng của tâm sinh lý.

 Bú bình kéo dài

 Mút ngón tay

Cắn móng tay, cắn vật lạ

Thói quen xấu của môi

Cắn môi, má

 Đẩy lưỡi

Thở miệng

Thói quen cơ bất thường

 Cắn chặt răng

 Nghiến răng

 Chống cằm

Tất cả những thói quen này nếu kéo dài với tần suất nhiều lần trong ngày đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương hàm và vị trí của răng do làm thay đổ chiều hướng vận động của các cơ vùng mặt.

1. Bú bình kéo dài

Khi trẻ >2  tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ hô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước.

2. Mút ngón tay

bu-binh-mut-ngon-tayMút ngón tay là một trong những thói quen bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này cho đến hơn 1 tháng tuổi hoặc hơn 1 tuổi mục đích là cảm nhận sự thích thú, cảm giác được an toàn, ấm áp và sảng khoái.

Trong suốt 3 năm đầu, thói quen này chỉ ảnh hưởng đến vùng răng trước chủ yếu là gây cắn hở.

Phần lớn trẻ 4-5 tuổi tự bỏ thói quen mút ngón tay

Nếu thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ gây rối loạn cho việc mọc răng, sự sắp xếp răng hoặc cả hai.

Hậu quả:

- Răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi

- Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở răng trước

- Hẹp cung răng trên ( cung răng có hình chữ V).

Ngón tay của trẻ có những biểu hiện như:

- Đỏ

- Chai sần

- Da nhăn nheo

Ngón tay rất sạch và ẩm ướt

3. Cắn móng tay, cắn vật lạ

 Cắn móng tay

can-mong-tayThường gặp ở trẻ lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ 2-3 tuổi. Cường độ cắn móng tay gia tăng trong suốt giai đọan trẻ dậy thì, liên quan đến tâm trạng căng thẳng, lo lắng và đau khổ.

Thường không gây sai khớp cắn nhưng ảnh hưởng đến móng tay và nền móng.

 Cắn vật lạ khác: cắn bút chì, cắn bút bi

Thường gặp ở tuổi học đường. Nếu cắn vật lạ thường xuyên với cường độ mạnh sẽ gây mòn răng, gây chết tủy răng và đổi màu răng do chấn thương .

4. Thói quen xấu của môi: cắn môi trên, cắn môi dưới, mút môi.

· Cắn môi trên

Thường gặp ở trẻ đang đi học. Đây là một hội chứng nhằm làm giảm sự căng thẳng

· Cắn môi dưới

Là thói quen thường gặp nhất. Trẻ có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và cường cơ cằm. Môi và lưỡi có thể chạm nhau trong khi nuốt

Hậu quả:

Cắn hở vùng răng trước

Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi

Răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi

· Mút môi dưới

Bao gồm làm ướt, liếm, kéo và mút môi. Môi trẻ thường đỏ ửng và dễ bị kích thích. Trẻ thường có thói quen đặt môi dưới phía sau răng cửa hàm trên, gây hô răng cửa hàm trên và cắn hở.

5. Cắn môi, má

Trẻ thích cắn môi má thường có những stress về tình cảm. Đa số xuất phát từ những bất hạnh, mâu thuẫn trong gia đình.
6. Đẩy lưỡi

bu-binh-day-luoiĐẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt.

Có một sự chuyển tiếp giữa kiểu nuốt nhũ nhi và kiểu nuốt ở người trưởng thành. Sự chuyển tiếp xảy ra khi trẻ 2 tuổi, kết thúc khi trẻ được 6 tuổi khỏang 50% trường hợp. Một số trường hợp khoảng 10- 15% không có sự chuyển tiếp, tức là trẻ tiếp tục đẩy lưỡi ra trước khi nuốt.

Khoảng 80% trẻ tự điều chỉnh khi 12 tuổi.

Thường kết hợp với thói quen thở miệng.

Có thể gây khó phát âm và nói ngọng

Vị trí lưỡi bất thường: ví dụ trẻ bị dính thắng luỡi bẩm sinh thì lưỡi luôn nằm ở vị trí thấp phía trước nên trẻ không thể cong lưỡi đưa về phía sau.

Lưỡi có thể nằm về phía trước, sang hai bên hoặc vừa về phía trước vừa sang hai bên.Tùy theo vị trí của lưỡi mà trẻ có các kiểu sai khớp cắn:

- Cắn hở vùng răng trước

- Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu

- Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi-- múi ở vùng răng sau

7. Thở miệng

Có thể do thói quen, do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do tắc nghẽn đường thở. Nếu trẻ có vấn đề về việc thở bằng mũi thì nên cho trẻ đi khám tai mũi họng trước khi bắt buộc trẻ bỏ thói quen thở miệng.

Thở miệng gây xáo trộn sinh lý thở bằng mũi thông thường, nếu thói quen này kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng:

Với hệ hô hấp, gây rối lọan trung tâm điều hòa thân nhiệt.

Mắt thâm quầng

Khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu

Hai môi không khép kín, lưỡi nằm thấp ở sàn miệng và đẩy lưỡi khi nuốt

Hội chứng mặt dài. Cắn hở răng trước. Cắn chéo răng sau

Hẹp xương hàm trên. Xương hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ

8. Thói quen cơ bất thường

Do vị trí bám của cơ bất thường hướng dẫn môi dưới  nằm giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới. Thường làm tăng nguy cơ cắn hở răng trước.

9. Cắn chặt răng

Gặp ở trẻ em và người lớn trong tình trạng căng thẳng, lo âu.

Thường trẻ không công nhận hoặc không biết mình có những thói quen như vậy, có thể mang tính bản năng.

Hậu quả: Cảm giác mỏi hàm thoáng qua

Đau cơ hàm

Mòn răng

Đau khớp thái dương hàm

10. Nghiến răng

tat-nghien-rang-3Trẻ thường nghiến răng khi ngủ. Đây là thói quen không tự chủ, trẻ cũng không biết mình có thói quen như thế. Nguyên nhân có thể do trẻ chơi nhiều trò chơi kích động trước khi ngủ, cản trở  khớp cắn hoặc do căng thẳng tâm lý,... Hậu quả tương tự như thói quen cắn chặt răng.

11. Chống cằm

Thói quen chống cằm trong  thời gian dài làm thay đổi hướng phát tri ển của xương hàm dưới khiến khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.
BS Đinh Thị Như Thảo
Khoa RHM – Bv Nhi Đồng 1