QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÂN TUYẾN, ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM A/H1N1/09 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Những nguyên tắc chủ yếu về điều trị trong đại dịch

  • Mục tiêu điều trị là cung cấp các chăm sóc y tế để giảm thiểu tử vonggiới hạn lây lan
  • Cần sàng lọc bệnh nhân để tạo hiệu quả điều trị tối đa với khả năng hiện có
  • Các chăm sóc y tế cho các bệnh khác cần được tiếp tục; tuy có thể tạm thời ngừng các dịch vụ y tế không thứ yếu (mổ theo chương trình...)
  • Hai khu vực điều trị chính là tại các cơ sở y tếtại nhà

Thu dung bệnh nhân: cần sàng lọc bệnh nhân để chỉ định nhập viện

Các tiêu chuẩn để chỉ định nhập viện

A .Cơ địa:

+ Trẻ em < 5 tuổi

+ Người cao tuổi > 65 tuổi

+ Phụ nữ có thai

+ Người lớn và trẻ em có bệnh mãn tính phổi, tim, huyết học, thần kinh,

biến dưỡng

+ Người lớn và trẻ em bị suy giảm miễn dịch

+ Béo phì

B.Triệu chứng:

+ Tần số thở bất thường (người lớn > 20 /phút; trẻ em tùy vào lứa tuổi)

+ SpO2 < 90% /92% (đo bằng máy cầm tay).

Phân tuyến điều trị

Trạm Y tế Phường:

  • Tiếp nhận, chăm sóc các bệnh nhân có các biểu hiện của hội chứng giống cúm: sốt, ho, sổ mũi, đau họng.

Bệnh viện quận/huyện:

  • Tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân có các tiêu chuẩn nhập viện nêu trên.

Bệnh viện tuyến cuối (BV. BNĐ, NĐ1, NĐ2, Phạm Ngọc Thạch, Chợ rẫy):

  • Tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân được chuyển từ các BV quận/huyện do còn hiện diện virus/máu sau hơn 10 ngày, có tổn thương phổi thâm nhiễm, suy hô hấp không cải thiện với thở oxy qua mặt nạ sau 30 phút, SpO2 < 90 - 88% và qua hội chẩn qua điện thoại

XÉT NGHIỆM RT - PCR:

Được chỉ định trong những trường hợp

  • Bệnh nhân nằm bệnh viện
  • Cần xác định nhiễm trong khu vực mới
  • Theo dõi diễn tiến tình hình bệnh

*Lưu ý

  • Không làm xét nghiệm theo yêu cầu
  • BV tư cần tuân thủ quy định chung về xét nghiệm trên đây

Điều trị oseltamivir

  • Chỉ định cho bệnh nhân nằm viện
  • Thời gian điều trị 5 - 10 ngày
  • Thay thuốc sau 10 ngày nếu còn virus

*Lưu ý: Không dùng oseltamivir điều trị dự phòng!

 

Liều dùng Oseltamivir

Tuổi Điều trị Phòng ngừa
Người lớn 75 mg ngày 2 lần 75 mg / ngày
24 - 40 kg 60 mg ngày 2 lần 60 mg / ngày
16 - 23 kg 45 mg ngày 2 lần 45 mg / ngày
≤ 15 kg 30 mg ngày 2 lần 30 mg /ngày

Oseltamivir cho trẻ <1 tuổi

Tuổi Điều trị Phòng ngừa
<3 th 12 mg ngày 2 lần không sử dụng
3 - 5 th 20 mg ngày 2 lần 20 mg / ngày
6 - 11 th 25 mg ngày 2 lần 25 ngày / lần

ĐIỀU TRỊ Ở NHÀ

  • Bệnh nhẹ (sốt, ho, sổ mũi,đau họng), không có biến chứng; không thuộc diện nguy cơ cao
  • Chọn một người trong gia đình để hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh
  • Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, hay nơi cách biệt
  • Áp dụng biện pháp vệ sinh về che miệng khi ho, về dụng cụ ăn uống, áo quần, mền chiếu
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người xung quanh; khi tiếp xúc phải mang khẩu trang
  • Uống nhiều nước các loại
  • Hỏi bác sĩ có cần uống thuốc oseltamivir
  • Lau chui bàn ghế vật dụng...

TRIỆU CHỨNG NẶNG CẦN THEO DÕI ĐỂ ĐƯA BỆNH NHÂN VÀO BỆNH VIỆN

◦ Khó thở hay đau ngực

◦ Ói nhiều, không uống được

◦ Chóng mặt khi đứng dậy, tiểu ít

◦ Lừ đừ. Trẻ em có co giật

◦ Triệu chứng cúm bớt sau đó trở lại nặng hơn

*Lưu ý: Bệnh nhân phải mang khẩu trang khi đi đến bệnh viện

Trích thông tin từ cuộc họp giao ban Giám đốc các BV ngày 31/7/2009 của Sở Y tế TP HCM