Viêm Sưng Nướu (Lợi) RăngTăng Cao Nguy Cơ Bệnh Tim Mạch

 

viem-nuou-rang-gingivitisCác chuyên gia thuộc Ðại Học Nha Khoa và Khu Tim Mạch và Nhiễm Trùng bệnh viện Helsinki, Phần Lan, nghiên cứu 141 bệnh nhân nằm bệnh viện vì bệnh đau tim cấp tính như nhồi máu cơ tim hay đau ngực.
So sánh theo dõi bệnh nhân uống kháng sinh clarithromycin vơí bệnh nhân không uống kháng sinh, trong một năm.
Chụp hình răng lợi để theo dõi răng hư hay nghiên cứu lợi răng.

Truy tầm 2 vi trùng Actino -baccilus Actinomycetemcomitans và Porphyromonas: 2 loại vi trùng thường thấy trong bệnh răng lợi. Ngoài ra còn đo kháng thể 2 vi trùng kể trên.
Kết quả cho thấy 79% bệnh nhân tim mạch còn sống so với bệnh nhân bị mất răng còn sống 74% và 66% bệnh nhân vi viêm sưng niếu răng hay lợi răng còn sống.
Ðối với bệnh nhân trên 65 tuổi: 90% bệnh nhân tim mạch không bị cơn đau tim tái phát.
Bệnh nhân bị viêm lợi răng chỉ còn sống, 64%, và bệnh nhân tim mạch không còn răng chỉ còn sống, 50%.
Journal Atherosclerosis, January 2006
(Chú thích: Bệnh sưng nướu răng là bệnh viêm lợi, viêm xương và viêm những mô xung quanh răng. Người lớn trên 30 tuổi thường bị viêm nướu răng. Ở Mỹ, khoảng 66% thanh niên còn trẻ 80% người trung niên và 90% người già trên 65 tuổi bị bệnh sưng viêm nướu răng.
Khi mới bị sưng nướu răng (gingivitis) thì nướu lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Nếu chữa ngay sẽ không bị hư răng.
Khi bị bệnh nướu răng nặng (periodontitis) thì răng bị long, mọc từng tảng và dễ bị hư răng. Ðôi khi làm mủ. Cần phải nhổ răng.
Bệnh sưng nướu răng phần lớn do vi trùng tăng trưởng trong lợi (nướu) và răng. Vi trùng tiết ra những hóa chất và làm thành từng tảng trên răng.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm hư nướu răng. Hư nướu răng có thể do di truyền.
Ðôi khi, viêm răng do một vài bệnh hay khi uống vài thứ thuốc).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D. ( theo yduocngaynay.com )