Những điều cần biết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm


di-cho-ngua-ngo-docNgộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn áp dụng những giải pháp sau:

1. Đi chợ:

· Sớm
· Chọn thực phẩm tươi sống
· Mua ở các hàng quen, đáng tin cậy hoặc có hệ thống trữ lạnh.

2. Bảo quản ở gia đình

· Nếu không sử dụng ngay, và cần tồn trữ từ 2 – 3 ngày cần chọn thực phẩm tươi sống và cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.


· Nên cho thực phẩm vào bao bì, hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh.

3. Chuẩn bị nấu nướng:

· Luôn rửa tay cẩn thận với xà bông và nước sạch, rồi lau khô trước khi chế biến.
· Kệ bếp, xoong nồi, thớt, dụng cụ nhà bếp luôn sạch sẽ, tránh gián, chuột.
· Nên nấu chín thịt, cá, trứng. Không dùng những món ăn có thịt, cá sống hoặc tái.
· Đối với các món chiên rán, không dùng dầu đã chiên rán nhiều lần hoặc cháy khét.

4. Lúc dọn ăn:

· Không dùng những chén, đũa... đã đựng thức ăn sống để dựng thức ăn đã nấu chín.
· Dọn ăn ngay sau khi vừa nấu xong.
· Thức ăn thừa cất vào tủ lạnh sớm trong vòng hai giờ sau khi nấu nướng. Trước khi ăn phải lâm lại kỹ lưỡng.

5. Vệ sinh nhà bếp:

· Thường xuyên giặt sạch khăn lau tay, lau bếp.
· Rửa sạch kệ bếp, các dụng cụ làm bếp với xà bông và nhiều nước sạch sau khi sử dụng.

Sau đây là một số cách chọn lựa đối với các loại thực phẩm thường dùng.

Medicnet