Cách sử dụng chỉ nha khoa
Mục đích :
Làm sạch mặt tiếp cận, lấy sạch mãng bám và thức ăn ở vùng kẽ răng
Chỉ định :- Bệnh nhân có mô nha chu ( nứơu răng )lành mạnh không có tình
trạng tụt nướu vùng tiếp cận
- Răng có bề mặt tiếp cận cong lồi hay phẳng
Chống chỉ định :
- Bệnh nhân bị nha chu nặng
Thuận lợi : Làm sạch mặt tiếp cận mà phương pháp chải răng thông thường không thực hiện được |
Bất lợi : - Phương pháp khó thực hiện - Gây tiêu xương và mòn răng, - Tổn thương mô nươu% - Đắt tiền - Chỉ có tính chất bổ sung chứ không thể thay thế phương pháp chải răng |
- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 40cm đến 50cm (hình 1), quấn vào 2 ngón tay giữa và thâu ngắn lại còn khoảng 15cm dùng 2 trong số 4 ngón tay (2 ngón trỏ, 2 ngón cái) căng đoạn chỉ nói trên thành một khúc nhỏ độ 1 hay 2 cm (hình 2&3). Với đoạn nhỏ này ta tìm cách luồn vào kẽ răng, đi qua tiếp điểm, xuống rãnh nướu. Sử dụng khéo léo tránh lấn chỉ sâu xuống quá lằn tiếp hợp biểu mô, tránh gây tôn thương cho nướu (hình 4)
Chỉ phải ôm sát bề mặt răng, kéo nhẹ theo chiều trước sau, và kéo về phía mặt nhai, không sử dụng động tác kéo chỉ theo chiều ngoài trong với biên độ lớn (hình 5)
- Một số nguyên tắc lưu ý khi sử dụng :
+ Sợi chỉ phải được quấn chặt giữa 2 đầu ngón tay giữa, một bên quấn nhiều. Một đoạn dài nhỏ được kéo căng giữa 2 ngón tay hướng dẫn
+ Nên dùng chỉ sạch cho mỗi vùng
+ Khi chỉ đi qua tiếp điểm không nên ép mạnh về phía rãng nướu, phải kéo nhẹ nhàng cho qua tiếp điểm
+ Chỉ đặt ở đáy rãnh nướu và di chuyển giữa rãnh nướu và tiếp điểm giữa 2 răng
+ Chỉ được di chuyển dọc theo bề mặt răng. Không tiếp xúc bề mặt nướu, sợi chỉ phải cong theo bề mặt tiép cận của răng
+ Sử dụng chỉ phải chậm, từ từ để tránh gây chấn thương và sử dụng đúng kỹ thuật
+ Nếu bệnh nhân không khéo léo thì dùng dụng cụ giữ chỉ
+ Việc sử dụng chỉ nên được kiểm tra để bệnh nhân sử dụng đúng và có hiệu quả
(nhakhoathammy.com.vn)