Dính thắng lưỡi ở trẻ em - Những điều cần biết - Phần 3
- Gây khó khăn trong ăn uống và bú mẹ của trẻ, trẻ bú khó và chậm lên cân.
- Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc và tạo khe hở giữa 2 răng cửa giữa dưới.
- Và có thể ảnh hưởng đến sự phát âm sau này của trẻ . Trẻ có dây thắng lưỡi dầy dính chặt ở sàn miệng sẽ khó khăn trong phát âm , giọng nói bị ngọng nghịu và khi nuốt lưỡi co lại khó khăn.
Có nhiều người quan niệm trẻ có thắng lưỡi ngắn, dính dây thắng lưỡi nên trẻ chậm nói, điều này hoàn toàn sai lầm. Ngoài nguyên nhân dính thắng lưỡi có thể gây trở ngại cho việc phát âm , bệnh điếc bẩm sinh hoặc là biến chứng của viêm tai giữa , hoặc một tổn thương thần kinh cũng có thể đưa đến chậm nói. Cũng có thể do trẻ ít được cha mẹ quan tâm, chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nên trẻ khó có cơ may phát triển ngôn ngữ.
Những trường hợp dính thắng lưỡi gây trở ngại trẻ phát âm khó thì trẻ nên được Bác Sĩ Răng Hàm Mặt cùng chuyên viên phát âm đánh giá trước khi phẩu thuật vì ngoài nguyên nhân dính thắng lưỡi còn có những nguyên nhân khác làm trẻ phát âm không rõ.
6) Phẩu thuật cắt thắng lưỡi vào thời điểm nào thì tốt nhất cho trẻ?
Chỉ định cắt thắng lưỡi tùy thuộc mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có ảnh hưởng đến việc bú, phát âm của trẻ. Trước đây dính thắng lưỡi thường được chỉ định cắt sớm ngay sau khi được chẩn đoán dùng đầu kéo bấm ngang dây thắng lưỡi.
Ngày nay thì có khuynh hướng chờ một thời gian sau, vì ngoài nguy cơ tác dụng phụ của gây tê, chảy máu và nhiễm trùng sau mỗ, thì việc cắt sớm dính thắng lưỡi có thể làm tổn thương cơ lưỡi.
Do đó khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa RHM các bệnh viện nhi để được đánh giá chính xác trẻ mức độ bị dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẩu thuật.
Những trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh chỉ cần theo dõi và chỉ can thiệp phẩu thuật khi nào có ảnh hưởng đến việc bú của bé như bé bú khó , bú rất lâu , bé tăng cân chậm.Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp và an toàn nhất thường là khi bé được khoảng 3 hay 4 tháng tuổi, để lâu quá chỗ dính thắng lưỡi có mạch máu phát triển , khi đó cắt bé sẽ bị đau và có nguy cơ chảy máu .
7) Đối với trẻ bị dính thắng lưỡi, phương pháp cắt thắng lưỡi có phức tạp ? Bé có bị đau nhiều sau khi cắt và ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
Thủ thuật cắt thắng lưỡi rất đơn giản , thực hiện thật nhanh chóng và an toàn không có gì nguy hiểm. Sau khi làm thủ thuật cháu có thể về ngay và cách chăm sóc tại nhà cũng đơn giản.
Kỹ thuật cắt thắng lưỡi tùy thuộc lứa tuổi , sự hợp tác của trẻ và độ dầy của thắng lưỡi . Trẻ có thể cắt thắng lưỡi dưới gây tê hay gây mê. Những trường hợp gây mê là tránh bé ngọ nguậy khi phẩu thuật, không có gì ảnh hưởng cả.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đầu trẻ được giữ chặt có thể chỉ bôi hoặc tiêm thuốc tê và dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Trẻ có thể được bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi.
Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể cắt thắng lưỡi dưới gây tê hay gây mê dùng máy cắt đốt hay dao mỗ để cắt thắng lưỡi sau đó khâu lại đợi vài tuần sau vết thương mới lành.
Ths Bs Nguyễn Quốc Dũng
Phó trưởng Khoa RHM, Bv Nhi Đồng 1