Chăm sóc răng miệng để hàm răng trẻ không bị ngả màu

• Có những vết ố màu vàng, nâu,xám hay đen trên răng.
• Hơi thở của trẻ hay miệng có mùi hôi.
• Tích tụ nhiều chất bẩn trên răng, có nhiều mảng bám vôi răng.
• Nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ.
• Trong miệng trẻ thường có nhiều răng bị sâu.
Trên đây là những triệu chứng thường đi kèm với răng trẻ bị đổi màu.
Chăm sóc răng miệng như thế nào để hàm răng trẻ không bị ngã màu?
1) Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách . Răng chỉ khoẻ và đẹp nếu biết làm sạch đúng cách. Chải răng đúng cách và đúng thời điểm, tốt nhất trẻ nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.
2) Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả ngậm trong miệng những lúc trẻ đi ngủ nhất là ban đêm. Tránh tình trạng vừa ăn uống vừa ngủ, có thể làm vi khuẩn đọng lại trong miệng, gây ngả màu răng.
3) Chế độ ăn ngọt ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều lần trong ngày và chểnh mảng vệ sinh răng miệng sẽ gây sâu răng. Do vậy nên hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có đường, chẳng hạn như nước quả sau khi đã đánh răng. Uống nước ngọt trước khi đi ngủ, sau khi đã đánh răng sẽ làm cho răng dễ ngả màu và sâu răng.
4) Quá nhiều fluor cũng là nguyên nhân khiến răng ngả màu. Dùng Fluor trong nước súc miệng hay uống viên Fluor phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết trong kem đánh răng đều có Fluor và chỉ sử dụng kem này cho trẻ đã lớn hơn 3 tuổi .Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor , chỉ dùng 1 lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu khi đánh răng cho bé, tránh để trẻ nuốt kem đánh răng. Trẻ nhỏ rất dễ nuốt kem đánh răng trong lúc chải răng mỗi ngày sẽ gây ngộ độc.
Không được để trẻ đánh răng mà không có sự giám sát của người lớn.
Việc nuốt thường xuyên kem chứa fluor sẽ gây ngộ độc có thể khiến trẻ mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.
5) Cha mẹ không được tự ý mua kháng sinh Tetracycline cho con uống , không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại Tetracycline nào vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc. Đánh răng ngay sau khi trẻ uống thuốc kháng sinh. Thường xuyên dùng nhiều kháng sinh sẽ dẫn tới hiện tượng răng ngả màu.
6) Để trẻ có một hàm răng trắng , đẹp và khoẻ , khi trẻ được 1 tuổi nên thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm .Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay răng đổi màu mới đến bác sĩ RHM.
7) Nếu dùng thuốc sắt cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu chất sắt, khi cho trẻ uống thuốc sắt dạng sirô, không cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ.Nên uống thuốc bằng ống hút để tránh răng bị đen do thuốc có chứa sắt.
Ths Bs NGUYỄN QUỐC DŨNG
Phó Trưởng Khoa RHM - BV Nhi Đồng 1