Không quá khó để có hàm răng đẹp !
1. Đánh răng kỹ và đúng cách:
- Chải nhẹ nhàng từng hàm theo chiều răng mọc đối với mặc ngoài và mặt trong, còn mặt nhai có thể chải theo động tác tới lui và xoay tròn. Cần chải răng ngay sau khi ăn để tránh không cho chất bột đường lên men tạo axit phá hủy bề mặt răng. Tránh động tác chải ngang vì dễ làm mòn cổ răng. Thời gian chải răng phải trên 3 phút (đủ nghe hết một bản nhạc) mới sạch cả hai hàm
2. Dùng chỉ tơ nha khoa :
- Bàn chải chỉ lấy sạch thức ăn bám ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, nhưng không làm sạch được các kẻ răng. Bệnh nha chu và sâu răng thường xuất phát từ những kẻ răng này và chỉ có chỉ tơ nha khoa mới làm sạch được.
3. Cảnh giác với các thức uống có hại đến men răng:
- nước trà, café có thể làm mất độ trắng bóng của răng. Nước uống có carbonic acid (nước có gaz) uống nhiều có thể bị mòn men răng. Thức uống nóng quá hay lạnh quá đều có hại đến men răng.
4. Không xử dụng răng thay dụng cụ khui nắp chai hay xé bao bì, cắn đầu bút... những việc làm này sẽ làm rạn nứt men răng, lung lay răng ...
5. Không hút thuốc lá :
- vì ngoài việc làm răng bị vàng ố mất thẩm mỹ, hơi thở hôi, thuốc lá còn gây những tác hại hại khác cho sức khoẻ như ung thư phổi, ung thư hầu họng ...
6. Điều trị tật nghiến răng:
- chứng nghiến răng sẽ làm mòn răng gây đau khớp xương hàm ảnh hưởng đến chức năng nhai.
7. Điều trị các bệnh về tiêu hoá:
- những bệnh của bao tử như chứng sình bụng có thể làm acid trong bao tử trào ngược trở lên miệng gây mòn men răng hoặc mang các vi khuẩn có hại vào miệng.
8. Ăn uống đủ chất:
- trong chế dộ ăn nếu thiếu vitamin hay khoáng chất như canxi, fluor (có nhiều trong hải sản) cũng ảnh hưởng đến cấu tạo và sự bền chắc của răng.
9. Coi chừng tác tác dụng phụ của thuốc:
- có hơn 400 loại thuốc có ảnh hưởng xấu đến răng ví dụ như tetracylline làm vàng men răng rất khó hồi phục, các loại thuốc chống dị ứng , chống trầm cảm làm giảm lượng nước bọt tiết ra, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
10. Khám răng định kỳ 2 lần/ năm :
- sẽ giúp bạn chăm sóc răng tốt hơn và tiết kiệm được khoảng chi lớn về điều trị nếu bạn chờ lúc răng đau mới đến nha sĩ.
Dung Lê
Theo báo Súc khỏe Đời sống