Thông tin về thời kỳ mãn kinh/loãng xương và bệnh nha chu có liên quan?


Sự xáo trộn nội tiết tố ở giai đoạn mãn kinh hay tiền mãn kinh làm cho phụ nữ dễ bị mất răng ( Groen và cs., 1968 ; Daniell, 1983).

Thực vậy, phụ nữ không đều trị nội tiết thay thế trong giai đoạn mãn kinh mất nhiều răng hơn người có dùng nội tiết thay thế (Dainell, 1983 ; Kibbs và cs.,1990).

Hơn nữa, phụ nữ mãn kinh có dùng nội tiết thay thế có chỉ số mảng bám thấp hơn, nhưng điều này có thể giải thích do các thói quen khác nhau ( Norderyd và cs., 1993).
Từ lâu, người ta nghi ngờ có sự liên quan giữa loãng xương và tinh nhạy cảm với bệnh nha chu nhưng vấn đề này chỉ mới đuợc nghiên cứu trong thời gian gần đây (Luwak và cs., 1974 ; Finkelman, 1992 ; Jeffcoaf và cs., 2000).

Kết quả giữa các nghiên cứu không giống nhau có thể do định nghĩa về loãng xương của các tác giả khác nhau (Salvi và cs.,1997). Điều ghi nhận thú vị là sự tiêu thụ thuốc lá và dùng nước có nồng độ Fluor cao làm cho bệnh nhân dễ mất một khối lượng xương và tạo thuận lợi gây loãng xương (Phípp và Burt, 1990 ; Kraal và Dawson- Hugues, 1991 ). Ngược lại mất răng do mất bám dính làm cho bệnh nhân dễ loãng xương (Salvi và cs,. 1997).

Như vậy, có thể là loãng xương làm cho tiến trình mất bám dính trở nên nhanh chóng , vì hai dạng bệnh lý này có bệnh căn chung, trong một nghiên cứu trên 29 bệnh nhân bị osteopenie cho thấy có 27 người bị bệnh viêm nha chu nặng (Genco 1996; Groen và cs., 1968). Daniell (1983) nhận thấy đa số bệnh nhân có vấn đề loãng xương thường mất răng ở tuổi 50 đến 65.
Tóm lại, gần đây người ta cho rằng có liên quan giữa loãng xương và bệnh nha chu (Wactawski và cs, 1996)
Những dữ kiện sẵn có gần đây về mãn kinh và/hay loãng xương không cho phép xác định 2 bệnh lý này như là yếu tố nguy cơ quan trọng trong nha chu .

(nhakhoathammy.com.vn)