CHẾ ĐỘ ĂN VÀ SÂU RĂNG

sau-rang-che-do-anĐịnh nghĩa bênh sâu răng : là một bệnh nhiễm khuẩn mô răng xảy ra sau khi răng mọc. Sâu răng là một bệnh đa yếu tố chịu tác động đồng thời của vật chủ (răng miệng) cộng đồng vi khuẩn miệng ,chế độ ăn và thời gian
Yếu tố bệnh căn sâu răng là bệnh phức tạp đa yếu tố và gần như là 1 bệnh mắc phải do điều kiện môi trường Dù yếu tố di truyền có ảnh hưởng trong sự hình thành sâu răng nhưng di truyền chỉ đóng vai trò thứ yếu.

 

 

Có tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương sâu được minh họa trong sơ đồ Keyes(1969)
Chế độ ăn và Cacbohydrate
Thức ăn đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển sâu răng Những nghiên cứu ở người động vật và trong phòng thí nghiệm đã chứng minh mối liên quan giữa việc dùng thường xuyên Cacbohydrate lên men và mức độ sâu răng cao . Đối với sâu răng tác động tại chổ của thức ăn trên chuyển hóa mảng bám đặt biệt là sinh acid quan trong hơn rất nhiều so với ảnh hưởng toàn thân ( dinh dưỡng )
Ảnh  hưởng của chế độ ăn trên sâu răng
- Ảnh hưởng toàn thân (dinh dưỡng)
+ Trên sự phát  triển răng :
Ăn uống không đầy đủ .Ví dụ thiếu protein làm tăng sâu răng ở động vật
Thiếu vitamin D   có thể gây còi xương và mất cân bằng Ca/P nghiêm trong cũng có thể làm rối loạn quá trình phát triển răng
Vitamin A ,vitamin C, và phosphate trong chế độ ăn có vài tác dụng chống sâu răng
- Ảnh hưởng tại chổ
Chính Cacbohydrate trong chế độ ăn gây sâu răng  tác động tại chổ trên mặt răng. Vì thể mức độ sâu răng khác nhau giữa các răng là do mức độ lưu giữ thức ăn ở các răng khác nhau.
Đánh giá tiềm năng gây sâu răng .

  • Nguyên tắc cơ bản của thí nghiệm đo pH mảng bám là độ pH thấp sẽ làm mất khoáng bề mặt răng , nên nguy cơ sâu răng sẽ tảnh cùng với việc giảm pH mảng bám và thời gian có pH thấp.

Đồ ăn vặt có đường như kẹo, bánh biscuit, trái cây sấy khô ,thức uống và kem làm pH  giảm tới còn khoảng  4.0 .
Thức ăn dùng trong bữa ăn thường tạo pH thấp và có thể tồn tại nhiều giờ .
Thức ăn chứa tinh bột như bánh mì bắp răng khoai tây chiên làm pH xuống dưới 5.7
Các sản phẩm tự nhiên như sữa trái cây tươi cũng tạo ra độ pH nguy hiểm.
Các sản phẩm chứ axit như nước ép trái cây và trái cây thường làm pH giảm đột ngột rồi tốc độ giảm chậm lại.
Xylitol, sorbitol, lycasin và các chất ngọt không sinh năng lượng như saccharine, cyclamate…. dều không tạo axit.
- Tác động của thành phần thức ăn.
Tiềm năng gây sâu răng của thức ăn liên quan đến các loại đường khác nhau và tinh bột . Tất cả các đường này có thể bị vi khuẩn mảng bám lên men tạo axit ,ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng mảng bám trên răng
-Các thành phần bảo vệ .
+ Phosphate
Các loại phosphate tự nhiên(đặc biệt là ngủ cốc chưa chế biến) có sẵn hay thêm vào thức ăn có hiệu quả ngừa sâu răng . theo lý thuyết photsphate có thể tác động tại chổ trên bề mặt răng bằng cách .
Làm giảm tỷ lệ hoà tan của hydroxyapatile.
Ngăn hạ pH mảng bám bằng cách đệm các axit do sự lên men.
Tăng tái khoáng hóa.
Làm thay đổi sự thành lập mảng bám .
+ Các nguyên tố vi lượng .

  • Fluor có hiệu quả chống sâu răng rỏ rệt.Nhiều yếu tố vi lượng với nồng độ khác nhau trong thức ăn và nước uống cũng có thể làm thay đổi nhẹ tính gây sâu răng. Có mối liên quan giữa quá trình sâu răng riêng rẽ và nồng độ tại mảng bám của các chất Ca , P, Mg, Fluor…..

Mỡ dường như làm giảm tính gây sâu răng của thức ăn ,có thể đơn giản chi thay thể các Cacbohydrate trong chế độ ăn. Mỡ có thể tạo thành hàng rào bảo vệ trên men hoặc bọc lấy các Cacbohydrate làm chúng giảm tác dụng và nhanh chống bị loại ra khỏi miệng .Đặc tính bề mặt của vi khuẩn trong sự hình thành mảng bám cũng có thể bị mỡ làm thay đổi.
Protein:

 

  • các protein cũng có các tính chất chống sâu răng. Tương tự cơ chế có thể là protein thay thể các Cacbohydrate gây sâu răng. Vài Protein đặc biệt là trong sữa ( casein) gắn với men răng làm giảm tính hòa tan của men 

Các hợp chất khác:

  • Tiềm thấy trong thức ăn và thức uống như caffe, trà, cacao, bia ,  rượu vanh , trái cây, dâu, quả hạch, vỏ ngũ cốc và gạo, có hiệu quả kháng khuẩn ở súc vật nhưng khả năng chống sâu răng ở người ở mức độ nào thì chưa rõ .Nồng độ các chất này ở thức ăn có lẻ không đủ để tác dụng

Pyridoxin(vitamine B6) có hiệu quả chống sâu răng dưới dạng sử dụng kẹo ngậm,có thể tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn không gây sâu răng phát triển

Chế độ ăn gây sâu răng

  • Khi đánh giá tiềm năng gây sâu răng của chế độ ăn phải xem xét sự cân bằng giữa các yếu tố gây bệnh và kháng bệnh trong miệng, nếu một trong hai yếu tố này có một yếu tố chiếm ưu thế hoặc suy giảm thì lúc đó chế độ ăn tác động mạnh  lên sự hình thành và tiến triển của sâu răng .

Loại Cacbohydrate

  • Sản phẩm có Cacbohydrate lên men như sucrose, glucose và fructose được xem có tính gây sâu răng cao

Vd: nước ngọt vị cam hoặc nước cam vắt, cocacola   có chứ cả 3 loại này với những lượng khác nhau nhưng tồng lượng thì tương đối giống nhau điều làm giảm pH mảng bám như nhau  do đó có cùng tiềm năng gây sâu răng
Nồng độ Cacbohydrate

  • Nồng độ Cacbohydrate trong sản phẳm là một yếu tố quan trọng khác gây sâu răng ngay cả với nồng độ thấp (khoảng 1% hay thấp hơn) cũng có thể làm giảm pH xuống đến mức nguy hiểm từ đó gây sâu răng

Độ dính
Các sản phẩm dính có tiềm năng gây sâu răng cao hơn các sản phẩm đi qua miệng nhanh Vd: kẹo que, kẹo cứng, kẹo cao su, kẹo ngậm thông cổ … được giữ lâu trong miệng do đó rất nguy hiểm cho răng
Chất bảo vệ

  • Trong chế độ ăn cũng có một vài hợp chất như fluor, mỡ, Canxi, phosphate có hiệu quả bảo vệ ngừa sâu răng. Tuy nhiên khả năng bảo vệ cũng rất giới hạng nếu sản phẩm chứa một lượng lớn các loại  đường lên men

Vd : một tách trà (nồng độ fluor 1-2 ppm) bỏ vào 2 viên đường (nồng độ đường sau cùng là 4% ) thì khả năng gây sâu răng cao hơn ngừa sâu răng .
-Đặc điểm ăn uống của cá nhân .

  • Tần suất ăn có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng gây sâu răng của chế độ ăn. Cho dù không có tiêu chuẩn phải ăn bao nhiêu lần trong ngày, nhưng ” ăn càng nhiều lần, nguy cơ sâu răng càng cao”

Thời gian thức ăn trong miệng là khoảng thời gian nuốt hết thức ăn từ miệng và làm giảm nồng độ Cacbohydrate về 0 hay mức thấp ban đầu. Những người giữ thức ăn lâu trong miệng có nguy cơ sâu răng nhiều hơn so với những người có thời gian thức ăn qua miệng ngắn . Vài người có nguy cơ cao đặc biệt như những người khô miệng ,bênh nhân nằm viện lâu ngày và những người có hoạt động cơ giảm
Như vậy một chế độ ăn có tiềm năng gây sâu răng khi
Các yếu tố gây bệnh và các yếu tố đề kháng không cân bằng
Các yếu tố sản phẩm không thuận lợi
Ăn không đúng cách

  • Nếu phải cân nhắc giữa yếu tố sản phẩm và cá nhân, yếu tố cá nhân có lẽ quan trong hơn . do đó khi hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân quan trong là phải nhấn mạnh kiểu ăn hơn là các đặc tính gây sâu răng của các sản phẳm riêng lẻ  
  •  

Tài liệu tham khảo: Sâu răng học –TS.Nguyễn Thị Thanh Vân-ĐH Y Dược TP.HCM
Dinh dưỡng va sâu răng La WU 270 ĐO 1987
www.dent.ula.edu/ce/caries
http//enjoy.underwired.com/portfolio/sites/nutrinet/dental/diet.html