Niềng răng có nhổ răng
Xin giới thiệu 1 trường hợp điển hình trường hợp niềng răng có nhổ răng nhằm cải thiện thẩm mỹ thay vì phải phẫu thuật chỉnh hình:
* Bệnh nhân Móm( cắn ngược)Do xương hàm nặng.
* Bệnh nhân không muốn can thiệp phẫu thuật chỉnh hình răng
* Bệnh nhân chỉnh nha có nhổ răng cụ thể là răng 15,25,34,44:
Hình nhìn nghiêng bn trước điều trị
Răng của bệnh nhân trước điều trị
Sau điều trị 16 tháng
Hoàn tất sau 24 tháng điều trị
Thẩm mỹ nhìn nghiêng được cải thiện mà không cần phẫu thuật chỉnh hình
Khi răng có có vấn đề về răng như Hô, Móm,Chen chúc việc có một hàm răng đều đẹp là điều mơ ước không chỉ riêng ai.Đó cũng là động lực để mọi người đi niềng răng.
Khi được đi tư vấn niềng răng thì mọi người lại băn khoăn. Khi được Bác Sĩ chỉnh nha thông báo :
Trường hợp của mình có nhổ răng .
Trường hợp của người kia không nhổ răng.
Rồi lại được xem những quảng cáo của trung tâm nha khoa nọ thông báo : “ Chỉnh nha không nhổ răng”
Vậy Bác Sĩ chỉnh nha họ nhổ răng mục đích làm gì nhỉ?Tại sao phải nhổ răng? nhổ răng có bị ảnh hưởng về sau không? Hàng loạt nhưng câu hỏi mà bệnh nhân thắc mắc gửi đến bác sĩ chỉnh hình răng.
Như các bạn đã biết mục đích của việc chỉnh nha là: đem lại thẩm mỹ và chức năng.
-Về thẩm mỹ ngoài việc răng đều “như hạt bắp” ra bệnh nhân cũng cần được can thiệp chỉnh hình hàm mặt cho hài hòa một cách tổng thể về khuôn mặt cũng cần phải cân xứng, hài hòa giữa mũi môi và cằm sẽ giúp bệnh nhân hài hòa hơn và không bị hô hoặc móm nữa khi nhìn ở nhiều góc độ(Nhìn nghiêng, nhìn thẳng, khi cười, khi khép miệng tự nhiên….)
-Về chức năng Bệnh nhân cũng cần ăn khớp tốt giữa các răng và hai hàm nhằm giúp răng phát huy tối đa cho việc ăn nhai, nuốt, phát âm và biểu cảm khuôn mặt.
Do vậy :
Khi bệnh nhân bị chen chúc răng khi sắp đều răng việc tạo khoảng trống cho răng sắp đều là điều phải làm đối với bác sĩ điều trị.
Khi bệnh nhân bị hô làm môi hàm trên nhô hơn so với mũi thì muốn hết hô chỉ có cách làm lùi hàm trên vào nhằm giảm hô. Lúc này khoảng trống để lùi răng là cần phải có!
Khi bệnh nhân bị móm một việc xảy ra cũng tương tự như ở hàm trên. Khoảng trống cần thiết có nhằm lùi khối răng trước hàm dưới giúp giảm móm!
Khi bệnh nhân lệch hàm sai khớp cắn đôi khi cũng cần có khoảng trống để răng di chuyển ăn khớp với nhau.
Vậy Bác sĩ tạo khoảng trống bằng cách:
1.Nới rộng cung hàm:
- Việc này cần dựa vào thời gian tăng trưởng và phát triển của xương hàm. Khi xương hàm hết tuổi phát triển thì việc nới rộng cũng bị giới hạn.
-Khi răng của chúng ta nằm giữa hai “ giới tuyến” Lưỡi ở bên trong và môi má ở bên ngoài tạo một thế cân bằng.khi nới rông quá mức thế cân bằng này bị phá vỡ thì…..chuyện răng về vị trí cũ (tái phát sau điều trị) là điều không tránh khỏi.
-Khi răng bệnh nhân hô nhiều quá hoặc móm quá nhiều nới rộng cũng không giải quyết hết hô hoặc móm thì nhổ răng là cứu cách giúp cho việc tạo khoảng trống được dễ dàng.
2. Mài kẽ răng:
- Mài kẽ răng là một giải pháp nhằm tạo khoảng trống cho răng nhưng hoàn toàn không thể lạm dùng mài răng nhiều được, cũng như không phải răng nào ta cũng mài được.
Khi khoảng trống cần thiết để giúp chỉnh móm- chỉnh hô-chỉnh răng chen chúc lệch lạc không thể tạo hoặc ít bởi nới rộng cung răng thì việc nhổ răng là điều chắc chắn.
Tóm lại:
Điều trị chỉnh nha cho trường hợp răng hô móm sẽ đạt được kết quả tốt nếu bác sĩ phân tích đúng tình trạng của bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý. Bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng về tình trạng của mình, hiểu rõ những gì bác sĩ sẽ làm cho mình để hợp tác và tin tưởng ở bác sĩ điều trị của mình.
Chỉ định nhổ răng hay không nhổ răng cho những trường hợp răng chen chúc,hô, móm rất quan trọng, ảnh hưởng rất to lớn đến kết quả tương lai của bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Phụ huynh nên lưu ý kỹ vấn đề này.
(Thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cấp I chỉnh hình răng hàm mặt-Phạm Việt Hùng-nha khoa thẩm mỹ AVA)
benhvienthammy.com.vn