Mối liên quan giữa lệch lạc khớp cắn và dịch vụ Niềng răng?
Răng bạn không thẩm mỹ?
Răng bạn .....bị hô?
Răng bạn ....bị móm?
Răng bạn bị chen chúc?
Hãy đến với chúng tôi để tham vấn chỉnh nha thẩm mỹ.
chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về sai lệch răng và nhu cầu chỉnh răng hàm mặt.
Mối liên quan giữa sai khớp cắn và nhu cầu điều trị Chỉnh hình răng mặt-(CHRM):
- Mức độ trầm trọng của sai khớp cắn có liên quan với nhu cầu điều trị CHRM. Tuy nhiên, không chỉ riêng sự hài hòa của bộ răng mà mối quan tâm về tâm lý-xã hội và vẻ mặt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu điều trị CHRM.
Điều trị CHRM sẽ giúp cải thiện chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Việc quyết định điều trị CHRM là một tiến trình chịu ảnh hưởng từ việc xem xét nguy cơ-lợi ích mà bệnh nhân thu nhận được khi điều trị cũng như tiên đoán về việc có đạt được mục tiêu điều trị thành công hay không.
Sai khớp cắn có thể gây ra 3 loại vấn đề cho bệnh nhân:
- Vấn đề tâm lý-xã hội
- Những vấn đề thuộc chức năng miệng bao gồm khó khăn trong vận động hàm (sự phối hợp cơ không hiệp đồng hoặc đau), loạn năng khớp thái dương hàm, những vấn đề liên quan đến chức năng nhai, nuốt hoặc phát âm.
- Sự nhạy cảm nhiều hơn đối với chấn thương, bệnh nha chu hoặc sâu răng.
Ø Vấn đề tâm lý-xã hội
- Nhiều nghiên cứu gần đây đã thừa nhận rằng sai khớp cắn trầm trọng là một bất lợi về mặt xã hội (social handicap). Răng được sắp xếp ngay ngắn cùng với nụ cười ưa nhìn đem lại trạng thái tích cực cho mọi lứa tuổi trong mọi cấp bậc xã hội, trong khi răng không đều hoặc hô đem lại trạng thái tiêu cực. Nhiều thử nghiệm về phản ứng của con người trước những tình trạng răng miệng khác nhau cho thấy sự khác biệt về văn hóa ít hơn tiên đoán.
Phản ứng xã hội do vẻ ngoài của răng mang lại có thể ảnh hường nghiêm trọng đến toàn bộ quá trình thích nghi với cuộc sống của một cá nhân. Điều này đặt ra quan niệm về “khớp cắn bất lợi”, hiểu theo bối cảnh quan trọng và rộng lớn hơn. Các bất thường về răng và sai khớp cắn trầm trọng gây tác dụng tiêu cực về mặt tâm lý cũng như sự tự tin của một cá nhân. Nhận thức về sai khớp cắn lên hình ảnh cá nhân rất khác biệt khi so sánh giữa các cá nhân với nhau, phụ thuộc vào yếu tố văn hóa và chủng tộc. Do đó, vài người có thể không nhận thức được tình trạng sai khớp cắn đáng kể của mình trong khi một số người khác có thể than phiền rất nhiều về những lệch lạc rất ít của răng.
Rõ ràng, lý do chính khiến người ta tìm đến điều trị CHRM là làm giảm những vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến răng và vẻ mặt. Những vấn đề này không “chỉ để làm đẹp”. Chúng còn có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng cuộc sống.
ØChức năng miệng
- Người trưởng thành có sai khớp cắn trầm trọng thường kèm theo khó khăn trong khi nhai và sau khi điều trị, vấn đề ăn nhai của họ được cải thiện rất nhiều. Thật hợp lý khi cho rằng khớp cắn xấu có thể trở thành một bất lợi về chức năng, nhưng chưa có một thử nghiệm đáng tin cậy nào về khả năng nhai và chưa có phương thức khách quan nào để đo lường mức độ bất lợi về chức năng. Ngày nay, việc cho điểm hiệu quả nhai từ băng video ghi lại những bài tập tiêu chuẩn tạo cơ hội cho khả năng thực hiện điều này.
Sai khớp cắn trầm trọng có thể cần những thay đổi thích nghi trong khi nuốt. Ngoài ra, sai khớp cắn trầm trọng cũng gây khó khăn hay không thể tạo ra những âm thanh nhất định.
Ngày nay, mối liên quan giữa sai khớp cắn và khả năng thích ứng đối với loạn năng thái dương hàm, được biểu hiện bằng đau trong và xung quanh khớp thái dương hàm, được hiểu biết tốt hơn nhiều so với vài năm trước đây. Đau có thể là do những thay đổi bệnh lý trong khớp, nhưng thường là do mỏi hoặc co thắt cơ. Đau cơ hầu như luôn có tương quan với tiền sử siết chặt hoặc nghiến răng như là phản ứng đối với tình trạng stress, hoặc tương quan với việc liên tục đặt hàm dưới ở tư thế ra trước hoặc sang bên. Do số người có sai khớp cắn chí ít ở mức trung bình (50% đến 75% dân số) vượt khá xa số người có rối loạn thái dương hàm (5% đến 30%, tùy thuộc triệu chứng nào được xem xét), không chắc chắn rằng kiểu mẫu khớp cắn là yếu tố duy nhất đủ để gây ra tình trạng cường hoạt động của hệ thống cơ. Phản ứng đối với stress thường có liên quan. Một vài người có khớp cắn xấu không có vấn đề về đau cơ khi bị stress nhưng lại phát triển triệu chứng ở những hệ cơ quan khác. Vài loại sai khớp cắn (đặc biệt là cắn chéo răng trước có trượt hàm khi đóng (shift on closure) có tương quan rõ ràng với những vấn đề khớp thái dương hàm trong khi những loại sai khớp cắn khác lại không có, nhưng thậm chí hệ số tương quan (correlation coefficient) mạnh nhất cũng chỉ là 0.3 đến 0.4. Điều này có nghĩa là đối với phần lớn bệnh nhân, không có mối liên quan giữa sai khớp cắn và rối loạn thái dương hàm.
Mặt khác, nếu một bệnh nhân có đáp ứng với stress bằng cách gia tăng hoạt động cơ miệng thì tương quan khớp cắn không thích hợp có thể làm vấn đề nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Do đó, sai khớp cắn đi kèm với đau và co thắt cơ nhai có lẽ đặt ra nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt như là một biện pháp bổ sung cho điều trị đau cơ khác (nhưng chỉnh nha không bao giờ được chỉ định là điều trị đầu tiên). Nếu vấn đề này là quá trình bệnh lý trong bản thân khớp, việc cải thiện khớp cắn có thể hoặc không thể giúp bệnh nhân thích nghi với chức năng khớp đã có sự thay đổi cần thiết.
Ø Mối liên quan với chấn thương (injury) và bệnh lý răng:
- Sai khớp cắn, đặc biệt là răng cửa hàm trên hô ra trước, có thể làm gia tăng khả năng xảy ra chấn thương răng. Có khoảng 1/3 nguy cơ để một đứa trẻ có khớp cắn hạng II chưa điều trị sẽ bị chấn thương răng cửa hàm trên, nhưng trong hầu hết trường hợp, hậu quả chỉ là những chỗ sứt mẻ nhỏ trên men gây ra vết nứt trên răng và/hoặc làm giảm sự sống của tủy. Vì lý do này, việc giảm nguy cơ chấn thương khi răng cửa chìa ra trước không phải là chủ đề tranh luận chính trong chỉnh hình can thiệp sai khớp cắn hạng II. Cắn sâu quá mức, trong trường hợp răng cửa dưới chạm khẩu cái, có thể gây phá hủy mô đáng kể, dẫn đến mất răng cửa hàm trên ở một vài bệnh nhân. Mòn quá mức ở răng cửa cũng xuất hiện trên một số bệnh nhân cắn sâu.
Rõ ràng, sai khớp cắn có thể góp phần gây sâu răng và bệnh nha chu, do bệnh nhân khó chăm sóc răng hơn hoặc tình trạng này dễ gây ra chấn thương khớp cắn. Tuy nhiên, những dữ liệu hiện nay cho thấy, sai khớp cắn ít ảnh hưởng lên bệnh lý răng hoặc mô nâng đỡ của răng. Sự tự giác (willingness) và động cơ của mỗi cá nhân quyết định việc chăm sóc răng miệng nhiều hơn là răng được sắp xếp ngay ngắn như thế nào và việc có hay không có mảng bám là yếu tố quyết định sức khỏe của cả mô cứng và mô mềm của miệng. Chấn thương khớp cắn, từng được nghĩ là quan trọng trong sự phát triển của bệnh nha chu, nhưng ngày nay đã được nhận biết là yếu tố bệnh căn thứ phát, không phải nguyên phát.
Chưa có bằng chứng về hiệu quả ích lợi của điều trị chỉnh hỉnh răng mặt lên sức khỏe tương lai của mô nha chu cũng như không có bằng chứng khi cho rằng điều trị CHRM làm tăng nguy cơ bệnh nha chu sau đó.
v Tóm lại, khiếm khuyết về chức năng lẫn tâm lý-xã hội đều có thể tạo ra nhu cầu điều trị CHRM đáng kể. Ít có bằng chứng cho thấy điều trị CHRM làm giảm sự phát triển của bệnh lý răng miệng sau đó.
(benhvienthammy.com.vn)
Nguồn tài thông tin từ bài viết:
* Andra Liepa, Ilga Urtane, Stephen Richmond and Frank Dunstan. Orthodontic treatment need in Latvia. European Journal of Orthodontics 25 (2003) 279–284.
* Birgit Thilander, Lucia Pena, Clementina Infante et al. Prevalence of malocclusion and orthodontic treament need in children and adolescents in Bogota, Colombia. An epidemiological study related to different stages of dental development. European Journal of Orthodontics 23 (2001) 153-167.
* Carmelo G. A. Nobile et al. Prevalence and factors related to malocclusion and orthodontic treatment need in children and adolescents in Italy. European Journal and of Public Health, vol 17, No. 6, 637-641, 2007.
* Diana Baubinienė, Antanas Šidlauskas, Irena Misevičienė1. The need for orthodontic treatment among 10–11- and 14–15-year-old Lithuanian schoolchildren. Medicina (Kaunas) 2009; 45(10).
* Elham S.J. Abu Alhaija, Kazem S. Al-Nimri and Susan N. Al-Khateeb. Orthodontic treatment need and demand in 12-14-year-old north Jordanian school children. European Journal of Orthodontics 26 (2004) 261-263.
* Mourad Souames, Francis Bassigny, Nil Zenati et al. Orthodontic treatment need in French schoolchildren: an epidemiological study using the Index of Orthodontic Treatment Need. European Journal of Orthodontics 28 (2006) 605–609.