LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN IMPLANT TỨC THÌ

cay-ghep-rang-lich-su-ra-doiChịu lực Implant tức thì không phải là phát hiện mới trong chuyên ngành cấy ghép răng, thay vào đó vào những năm đầu của thập niên 1970 nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được báo cáo. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy tỉ lệ thất bại Implant cao, phần lớn do sự hình thành bao sợi quanh Implant. Những cố gắng ban đầu với kết quả thất bại đã hướng các nhà lâm sàng chấp nhận đi theo qui trình cấy ghép răng và chịu lực trễ sau 3-6 tháng lành thương. Kết quả của các nghiên cứu khởi đầu về chịu lực tức thì trên

 

 

Implant này là do sự kém hiểu biết về vấn đề giao diện xương-Implant và quá trình lành thương ở giao diện này; không hiểu biết về vấn đề khớp cắn đúng trên phục hình Implant; thiết kế phục hình không đúng; vật liệu Implant không tốt, thiết kế ren trên thân Implant và tình trạng bề mặt Implant không tốt. Bất chấp một số kết quả ban đầu đã được thông báo, một số nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ sông sót đạt rất cao khi cho chịu lực tức thì trên Implant ở những bệnh nhân mất Răng toàn bộ (88 -97%). Hơn 10 năm qua, vấn đề thực hành chịu lực tức thì đã mở rộng và ngày càng được chấp nhận trong số các nhà thực hành lâm sàng. Dưới những điều kiện nhất định và với sự chọn lọc kỹ lưỡng các trường hợp và việc kiểmsoát khớp cắn đúng và có thiết kế phục hình đúng; và nhờ sự cải thiện về mặt vật liệu Implant, lớp bao phủ bề mặt và thiết kế ren trên thân Implant, ngày nay chịu lực trên Implant tức thì có thể trở thành một thủ thuật có thể tin tưởng được với kết quả có thể sánh được với kết quả của qui trình cấy ghép Implant chịu lực trễ.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ Bệnh viện thẩm mỹ nha khoa AVA

avadental-tel