Các yếu tố toàn thân hỗ trợ làm trầm trọng bệnh viêm nướu

-    Nội tiết tố: viem-nuou-dieu-tri

  • Sự thay đổi tiết tố trong thời kỳ dậy thì ,chu kỳ kinh nguyệt ,lúc có thai, bệnh tiểu đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nướu do đáp ứng viêm cuả bệnh nhân đối với mảng bám bị xáo trộn . Những thay đổi hay gặp nhất trong lúc mang thai ,ngay cả khi bệnh nhân rất ít mảng bám nhưng tỉ lệ toàn bộ và mức độ trầm trọng  của viêm nướu cũng gia tăng

-    Ung thư máu :

  • Bệnh lý này có thể phá hủy chức năng miễn dịch bằng cách làm xáo trộn cân bằng tiềm năng bạch cầu ở mô nha chu .Những dấu chứng thường gặp : nướu sưng ,bở ,xốp, dễ chảy máu do hiện tượng thâm nhiễm các tế bào máu

1.1.3.    Bệnh nướu bị thay đổi do dùng thuốc:
Hiện tượng nướu quá triển hay gặp trong trường hợp bệnh  nhân dùng các loại thuốc như :
-    Thuốc chống động kinh: Phenytoin
-    Thuốc chống thải trừ miễn dịch : Cyclosporine A.
-    Thuốc tim mạch : Nifedipine, Verapamil, Diltiazem,…
-    Thuốc tránh thai
1.1.4.    Bệnh nướu bị thay đổi do tình trạng suy dinh dưỡng:
Viêm nướu do thiếu Vitamin C, bệnh nhân có các dấu chứng :
-    Chảy máu nướu
-    Nướu có màu đỏ rực
-    Nướu sưng
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và có tác động trên khả năng bảo vệ của cơ thể
1.2.    Bệnh nướu không do mảng bám
1.2.1    Bệnh nướu do vi khuẩn đặc biệt
-    Neisseria gonorrhoeae (bệnh lậu)
-    Treponemapallidum (giang mai)
-    Viên nướu là viêm nướu miệng do Streptococcus .Bệnh  nhân có các dấu hiệu chứng cấp như :sốt , khó chịu , đau ,nướu đỏ, sưng lan tỏa, chảy máu, đôi khi có abces
1.2.2.    Bệnh nướu di virus:

  • Có thể do nhiều loại virus , thường gặp nhất là virus Herpes

1.2.3.    Bệnh nướu do nấm
-    Bệnh này tương đối ít gặp trên người có thệ thống miễn dịch bình thường ,hay gặp ở những bệnh nhân có  hệ miễn dịch dễ bị tổn thương, hay người có hệ tạp khuẩn bình thường nhưng sử dụng kháng sinh phổ rộng
-    Nhiễm nấm hay gặp trong miệng do nhiễm Candida albicans ,trong các trường hợp bệnh nhân dùng thuốc bôi corticoide ,lưu lượng nước bọt giảm ,đường trong nước bọt tăng, giảm pH trong nước bọt
-    Nói chung ,nhiễm nấm có những biểu hiện sau:
§    Đốm trắng trên nướu và lưỡi hay có
§    Màng niêm mạc miệng ,màng này có thể lấy đi bằng gạc để lại 1 bế mặt đỏ ,rướm máu
-   Trong những trường hợp nhiễm HIV kết hợp nhiễm nấm Candidas, bệnh nhân có các dấu chứng sau:
§    Đường viền ban đỏ ở nướu
§    Vết hồng ban dính ở nướu
1.2.4.    Bệnh nướu do di truyền:
Thường gặp ở những trường hợp nướu xơ hóa ,nướu quá triển có thể bao phủ răng, làm chậm mọc răng
1.2.5.    Những biểu hiện ở nướu của các yếu tố toàn thân:
Những biểu hiện ở nướu có thể có các dạng:
-    Tổn thương tróc vẩy
-    Loét nướu
-    Cả hai dấu chứng trên
Ngoài ra có  những trường hợp dị ứng kết hợp những thay đổi ở nướu ,nhưng ít gặp ,.Thường dị ứng với các chất: kem đánh răng, thuốc súc miệng , thực phẩm, vật liệu trám răng,…
1.2.6.    Tổn thương do sang chấn:
-    Sang chấn có thể do chải răng mạnh
-    Sang chấn do các yếu tố ngoại lai , tổn thương do bác sĩ tạo ra trong lúc điều trị
-    Sang chấn có thể là phỏng do thực phẩm nóng
2.    Cách phòng ngừa bệnh viêm nướu:

  • Để phòng ngừa bệnh viêm nướu chúng ta cần kiểm soát mảng bám tốt

Định nghĩa kiểm soát mảng bám:

  • Kiểm soát mảng bám có nghĩa tận dụng tất cả các biện pháp do bệnh nhân và thầy thuốc thực hiện để ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn trên bề mặt nướu và răng

Vai trò và tác dụng cảu việc kiểm soát mảng bám
Kiểm soát mảng bám hữu hiệu và đều đặn có 2 tác dụng:
-    Lấy đi những chất lắng đọng và tích tụ trên bề mặt răng và mô nướu
-    Kích thích làm săn chắc ,tăng sừng hóa , tăng tuần hoàn nướu
Kiểm soát mảng bám bao gồm việc loại bỏ mảng bám vi khuẩn và phòng ngừa mảng bám vi khuẩn thành lập trở lại trên bề mặt của răng và nướu
Các phương pháp kiểm soát mảng bám:

  • Để kiểm soát mảng bám hữu hiệu ta cần chải răng đúng phương pháp và dùng một số phương tiện bổ sung cho việc chải răng

Bàn chải và kem đánh răng

  • Bàn chải có chiều rộng khoảng 3cm, rộng 1cm, cao 1cm .Có 2-4 hàng lông , mỗi hàng có 5-12 búi lông. Khi chọn bàn chải nên chọn loại có cán thẳng , gồm những sợi dài bằng nhau ,số sợi trung bình của bó không quá lớn và đường kính của mỗi sợi 0,2-0,3mm

Các lưu ý khi lựa chọn bàn chải:
-    Không có loại bàn chải nào thích hợp cho tất cả bệnh nhân, chọn bàn chải nòa là tùy thuộc vào nhu cầu của mọi người
-    Loại bàn chải thích hợp dễ đi vào được tất cả cá vùng trong miệng, những bàn chải nhỏ đầu thì thuận lợi trong việc này
-    Bàn chải phải có hiệu quả làm sạch răng và dễ sử dụng
-    Bàn chải phải tương hợp với kỹ thuật chải răng đã được hướng dẫn
-    Nên có 2 bàn chải sử dụng luân phiên nhau, nên thay bàn chải mỗi khi lông bị cong hay xơ ra
-    Bàn chải chia làm 2 loại cứng và mềm:
+      Loại cứng : làm bằng sợi nylon đường kính trên 0.3mm
+      Loại mềm : sợi lông có đường kính 0,18-0,25mm
Kem đánh răng cùng với bàn chải làm sạch các bề mặt răng nhanh hơn ,tạo mùi thơm ,vị dễ chịu và có thể phòng ngừa sâu răng
Kem đánh răng gồm những thành phần sau:
-    Những hạt silic đồng kích cỡ : có tác dụng mài sạch mảng bám răng và đánh bóng bề mặt răng
-    Những chất phụ gồm chất quy định mùi , vị tạo  cảm giác dễ chịu ….
-    Flour phòng ngừa sâu răng
Phương pháp chải răng

  • Bệnh nhân phải có ý thức rằng việc chải răng chỉ  làm sạch bề mặt ngoài và mặt mtrong của răng. Muốn làm sạch các mặt tiếp cận phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác

Nguyên tắc chải răng:
-    Chải răng theo trình tự để không bỏ sót
-    Nên bắt đầu từ mặt ngoài răng cối của phần hàm 1 đến mặt ngoài của răng cối phần hàm 2 xuống phần hàm 3 rồi sang mặt ngoài phần hàm 4 . Rồi lại vòng lên mặt trong răng cối phần hàm 1
-    Tương tự như ở mặt trong cho đến hết cung răng
-    Mặt trong các răng cửa chải riêng , mặt nhai và mặt xa răng khôn chải sau cùng
-    Chia cung răng thành từng đoạn nhỏ để chải cho hiệu quả
Chải răng theo phương pháp Bass biến đổi :
-    Há miệng vừa phải
-    Đặt bàn chải ngang ,nghiêng 45̊ so với trục răng, lông bàn chải ngang đường viền nướu
-    Ép nhẹ lông bàn chải lấn vào khe nướu
-    Vừa ép vừa dùng lực rung nhẹ bàn chải tới lui với biên độ nhỏ
-    Hất bàn chải về phía nhai
-    Một lần chải 3 răng ,sau đó di chuyển bàn chải sang vùng kế tiếp
Các phương tiện hỗ trợ chải răng:
-    Chỉ nha khoa
-    Bàn chải kẽ răng
-    Tăm nước
-    Que cao su xoa nắn gai nướu
-    Chất phát hiên mảng bám
-    Thuốc súc miệng
Ngoài ra chúng ta cần ăn những thức ăn có lợi cho răng và nướu : sữa , thịt, cá , trứng, rau xanh và hoa quả. Bên cạnh đó , chúng ta cần hạn chế ăn những thức ăn có nhiều bột dính, đường : bánh ngọt ,kẹo , nước ngọt

benhvienthammy.com.vn