Răng chắc nướu khỏe
Bệnh nướu răng:
- Chải răng hàng ngày sẽ ngăn ngừa sâu răng nhưng chưa đủ để giữ răng nướu lành mạnh. Có lẽ bạn rất ngạc nhiên khi hầu hết mất răng ở người lớn không phải do sâu răng mà do bệnh nướu răng.
Nướu bao phủ và bảo vệ xương nâng đỡ răng. Mô xương giống như nền nhà, nếu nền yếu thì nhà sẽ bị sụp mặc dù cấu trúc nhà còn tốt.
Tương tự như vậy, nếu nướu răng không được chăm sóc, xương nâng đỡ bên dưới có thể bị nhiễm trùng và tổn thương làm răng lung lay và rụng mặc dù không có lỗ sâu răng.
Nguyên nhân gây ra bệnh nướu là gì?
- Nguyên nhân của bệnh nướu là do mảng bám dính chắc vào bề mặt răng, không màu chứa vi khuẩn. Những vi khuẩn này sản sinh ra độc tố gây kích thích và thương nướu.
Giai đoạn sớm nhất của bệnh nướu là viêm nướu, nướu bị sưng nhẹ, dần dần sẽ phát triển hơn khi có sự tích tụ của mảng bám trên hoặc dưới nướu. Chăm sóc răng miệng đúng mức hàng ngày và thăm khám nha sĩ đều đặn sẽ giúp phòng ngừa viêm nướu hoặc cải thiện bởi vì không có những tổn thương thường xuyên xảy ra.
Bệnh nướu tiến triển như thế nào?
- Không điều trị, viêm nướu sẽ nặng hơn gọi là nha chu viêm. Những biểu hiện thông thường của nha chu viêm là nướu sưng đỏ và bắt đầu tách khỏi răng tạo túi nha chu. Nha chu viêm làm tổn thương xương nâng đỡ răng. Mỗi khi nha chu viêm phát triển, tổn thương không thể phục hồi, chỉ khi nào được điều trị chuyên khoa và cải thiện vệ sinh răng miệng tại nhà thật tốt mới có thể giữ cho tình trạng không xấu hơn.
Tôi có nguy cơ bệnh nướu không?
- Câu trả lời là có, bệnh nướu có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, tuy nhiên thường xảy ra ở người lớn, ba phần tư người lớn trên 35 tuổi bị bệnh nướu hoặc đã bị từ trước.
Nguy cơ bị bệnh nướu sẽ tăng nếu bạn hút thuốc hoặc có bệnh nội khoa nào đó. Điều này rất quan trọng do vậy bạn nên nói cho nha sĩ biết tình trạng sức khỏe của mình.
Làm sao biết bị bệnh nướu?
- Bạn bị bệnh nướu khi có những dấu hiệu sau :
* Nướu căng, sưng và đỏ.
* Chảy máu nướu khi chải răng hay sử dụng chỉ nha khoa.
* Bạn không thể làm mất đi hơi thở hôi và mùi hôi trong miệng.
* Có mủ ở vùng kẽ răng hoặc bờ nướu.
* Răng lung lay hoặc tụt nướu.
* Hàm răng hoặc hàm răng giả không còn vừa khít.
Phải làm gì khi bị bệnh nướu?
- Phải đi khám phá nha sĩ ngay để có kế hoạch điều trị. Hầu hết trường hợp, bệnh nướu có thể hồi phục và kiểm soát được nếu phát hiện và điều trị sớm.
Tốt hơn hết nên chải răng đúng cách mỗi ngày với bàn chải đúng qui cách và thăm khám răng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh nướu ngay khi bệnh phát triển. Nhưng nhớ rằng, làm sạch răng gồm 2 bước: chải răng và làm sạch vùng kẽ răng mà bàn chải không chải đến được.
Phương pháp tiến hành chỉnh nha:
- Phương pháp tiến hành chỉnh hình răng mặt thường dùng 2 loại hàm chính:
* Hàm tháo lắp có thể lắp vào và tháo ra hằng ngày.
* Hàm cố định được gắn chặt vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị.
Trong một số trường hợp lệch lạc răng mặt nhiều, chỉnh hình răng mặt còn phải kết hợp với phẫu thuật cắt xương hàm để điều chỉnh nét mặt và khớp cắn.