Dính thắng lưỡi ở trẻ em – Những điều cần biết


dinh-thangluoi-c2 Những trường hợp nào không nên cắt thắng lưỡi?

  • Những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi nhưng không được tiến hành phẫu thuật theo qui trình bình thường nếu trẻ có các bệnh lý về máu như bệnh máu khó đông, suy giảm tiểu cầu, leucemie, tiểu đường ...

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi có thể có những nguy cơ và có những tai biến nào không?

  • Phẫu thuật này không có những nguy cơ và những biến chứng gì trầm trọng . Biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi là chảy máu nhiều trong khi thực hiện thủ thuật, thường gặp trong nhưng trường hợp thắng lưỡi dầy hay quá ngắn ở những trẻ phát hiện dính thắng lưỡi muộn (thường ở nhưng trẻ lớn trên 3 tuổi ).

 Diễn tiến bình thường sau phẩu thuật dính thắng lưỡi

- Trẻ có thể đau sau phẩu thuật, gây ăn uống khó khăn trong những ngày đầu.

- Thường có vết màu trắng do đốt điện nơi cắt thắng lưỡi.

- Trẻ có thể sốt nhẹ trong ngày đầu.

- Nếu trẻ cắt thắng lưỡi dưới gây tê , thủ thuật nầy đơn giản , nhanh chóng , vết mỗ sẽ mau lành trong 1 tuần, có thể dùng thuốc giảm đau nếu trẻ bứt rứt khó chịu.

 Những điều cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ và theo dõi sau phẩu thuật dính thắng lưỡi

- Không cho trẻ cắn vào lưỡi sẽ gây chảy máu.

- Không cho trẻ sờ tay đụng vào vùng phẩu thuật dễ gây nhiễm trùng.

- Nếu trẻ cắt thắng lưỡi dưới gây mê, thủ thuật nầy khiến trẻ bị khâu môt số mũi chỉ ở vùng dưới lưỡi , trẻ nên thực hiện một số bài tập cho lưỡi vận động nhiều lần mỗi ngày để sau nầy luỡi di động tốt và tránh bị sẹo.

- Ngày đầu tiên nên cho trẻ uống sữa hay ăn thức ăn lỏng, cho uống nhiều nước và không cho trẻ ăn thức ăn nóng.

- Uống thuốc đúng theo toa của Bác sĩ.

- Nếu có gì bất thường , cho trẻ trở lại tái khám .

Ths Bs Nguyễn Quốc Dũng
Phó trưởng Khoa RHM